Bồ hòn

Bồ hòn

Tên tiếng việt: Bồ hòn, Vô hoạn thụ, Bòn hòn, Mộc hoạn tử, Mác hón (Tày), Co hón (Thái), Mầy quyến ngần (Dao)

Tên khoa học: Sapindus saponaria L.

Tên đồng nghĩa: Sapindus mukorossi Gaertn.

Họ: Sapindaceae (Bò hòn)

Công dụng: Chữa hôi miệng, sâu răng (Quả tán bột ngậm, nhổ nước). Chữa cảm cúm, sốt, viêm phế quản cấp, ho, bạch hầu, viêm họng, bạch đới, tiêu hóa kém, cam tích (Rễ).

 

BỒ HÒN

Bồ hòn có tên khoa học là: Sapindus mukorossi Gaertn.. Rễ bồ hòn có vị đắng, tính mát, hơi độc, vào các Kinh phế, tỳ, có tác dụng tiêu đờm hóa trệ. Nhân dân thường dùng quả bồ hòn giặt quần áo thay xà phòng, tốt nhất đối với trường hợp giặt đồ len, lụa không chịu được độ kiềm của xà phòng.

Tên tiếng việt: Bồ hòn

Tên khoa học: Sapindus mukorossi Gaertn.

Tên khác: Vô hoạn, Bòn bòn, Mộc hoạn tử, Mác hón (Tày), Co-hón (Thái), Mầy quyến ngầm (Dao).

Họ: Bồ hòn (Sapindaceae).

1.Mô tả

  • Cây gỗ to, cao 5 – 10m hay hơn, rụng lá vào mùa khô. Lá kép lông chim, mọc so le, có 4 – 6 đôi lá chét mọc gần đối, nhẵn, gốc lệch, đầu nhọn, mép nguyên, gân nổi rõ ở cả hai mặt,
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm hoặc chùy gồm rất nhiều hoa nhỏ, màu lục nhạt; đài 5-răng có ít lông; tràng 5 cánh hình trứng có vảy ngắn ở gốc, có lông, không nở xoè, nhị 8, cong, dài hơn tràng, bầu hình trứng nhẵn, có 3 ô.
  • Quả hình cầu, có đường sống nổi rõ, vỏ ngoài (cùi) dày, khi chín nhăn nheo, màu vàng nâu, hạt tròn mầu den.
  • Mùa hoa: tháng 7-9: mùa quả: tháng 10-12.

2.Phân bố, sinh thái

  • Chi Sapindus L gồm một số loài là cây gỗ hoặc cây bụi, phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nhất là khu vực Nam Á: Ấn Độ, Srilanca và Malaysia. Ở Ấn Độ hiện có 3 loài, Sapindus mukorossi Gaertin, Sapindus trifoliatus L., và Sapindus laurifolius Valh, mà quả của chúng được sử dụng như Xà phòng, thậm chí còn được xuất khẩu sang một số nước lân cận như: Iran, Arap Saudi, Somali và Madagasca.
  • Ở Việt Nam có 4 loài, đều là cây gỗ. Trong đó, bồ hòn là cây khá quen thuộc, bởi quả được sử dụng như xà phòng từ xa xưa. Cây phân bố rải rác hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp (thường dưới 1000m) Và trung du bao gồm các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. V.V. Cây còn được trồng ở một số nơi như ở đình chùa, quanh làng bản để lấy qủa và bóng mát.
  • Bồ hòn là loại cây gỗ ưa sáng và mọc nhanh. Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Song tốt nhất là ở những nơi có tầng đất mặt dày, ẩm và còn tương đối màu mỡ. Chính. Vì thế cây thường mọc trong các kiểu rừng thứ sinh, rừng hành lang ven suối. Bồ hòn ra hoa quả nhiều hàng năm. Mùa quả chín trùng vào thời kỳ rụng lá vào khoảng tháng 10 – 11. Khả năng tái sinh cây con mọc từ hạt và cây chồi sau khi chặt rất tốt. Ngoài ra còn có thể nhân giống bồ hòn bằng cách giâm cành. Gỗ bồ hòn cứng được dùng để đóng đồ và trong xây dựng.

3.Cách trồng

  • Bồ hòn không kén đất, chịu được hạn, không chịu được úng, thường được trồng ở ven đường, nơi công cộng, ít thấy trồng tập trung.
  • Cây được nhân giống bằng hạt. Gieo hạt ở Vườn ươm vào mùa Xuân, đến tháng 8 – 9 hoặc tháng 2 – 3 năm sau, đánh đi trồng. Khi trồng, người ta đào hố cách nhau 10 – 12m, kích thước hố tùy theo cây to nhỏ. Mỗi hố lót 10 – 15kg phân chuồng, phân rác. Trộn đều phân với đất rồi đặt cây, lèn gốc và tưới ẩm. Cần cắm cọc để giữ cho cây khỏi bị gió lay và rào Xung quanh gốc để tránh trâu bò phá hoại. Sau 10 – 15 ngày, cây ra rễ mới. Không cần chăm sóc nhiều.

4.Bộ phận dùng

  • Quả và hạt. Quả hái vào mùa thu, để nguyên hoặc bỏ hạt phơi khô.

5.Thành phần hóa học

  • Quả bồ hòn là nguồn nguyên liệu giàu saponin. Trong thịt quả có tới 18% Saponosid. Saponin mukorosin C52H84O11 2H2O (đc 155 – 156°) đã được chiết ra dưới dạng kết tinh. Khi thủy phân cho ta genin là hederagenin và đường là L- arabinose, DI – glucose, L – rhamnose, và D- Xylose.
  • Các Sapindosid có trong bồ hòn như Sapindosid A. B, C, D, E, E1, X, Y, Y2… đều là những saponin triterpen. Ngoài ra còn có mukuroyiosid ia, Ib, II2, IIb; là những saponin có hoạt tính bề mặt mạnh.
  • Nhiều phương pháp chiết xuất saponin từ quả bồ hòn đã được mô tả, trong đó phương pháp đơn giản nhất là đun sôi bột quả với nước, cô đặc dịch chiết và tủa Saponin bằng sulfat amoni.
  • Hạt bồ hòn chứa 9 – 10% dầu béo.

6.Tác dụng dược lý

  • Áp dụng phương pháp khuyếch tán dùng khoanh giấy lọc để nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in Vitra của quả bồ hòn đối với một số vi khuẩn gram dương và gram âm. Gây nhũ tương hóa cao chiết thô hoặc hoạt chất chiết từ dược liệu với 0,5% Tween 80 hoặc gôm acacia (trừ trường hợp cao chiết với nước hoặc những hoạt chất tan trong nước) trong nước cất để có nồng độ 100mg/ml. Thực hiện những nồng độ pha loãng tiếp theo với lượng nước cất gấp 3 lần.
  • Cao chiết với nước quả bồ hòn có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus. Staphylococus Pyogenes, Và Staphylococus Viridans và ức chế yếu các vi khuẩn: Diplococcus pneumoniae và Corynebacterium diphteriae. Cao Chiết với ethanol quả bồ hòn có tác dụng ức chế đối với Staphylococcus аитеиs, Staphylococcиs pyogenes va ức chế yếu Staphylococcus viridans, D. pneumoniae và C. diphteriae.
  • Đã thử nghiệm cao chiết từ phần trên mặt đất của cây bồ hòn về tác dụng diệt tinh trùng. Để một lượng nhỏ chất chứa bên trong ống dẫn tinh hoặc mào tinh hoàn trên hai giọt dịch chiết bồ hòn trên một bản kính. Trộn bằng đũa thủy tinh trong vài giây và soi ngay dưới kính hiển vi đối pha. Kết quả dương tính nếu 100% tinh trùng bất động ngay tức thì Kiểm tra sự sống lại của tinh trùng bằng cách cho thêm dung dịch đệm vào mẫu tinh trùng đã được làm bất động. Những cao thực vật có hoạt tính dương tính trên tinh trùng của chuột được thử trên tinh dịch pha loãng của người(30 phút sau khi phóng tinh).
  • Bồ hòn (phần trên mặt đất) đã biểu lộ hoạt tính diệt tinh trùng đối với tinh trùng của chuột cống trắng và của người. Đã chứng minh những Saponin chiết từ một số cây có tác dụng diệt tinh trùng, trong đó hỗn hợp saponin toàn phần từ vỏ qủa bồ hòn có tác dụng mạnh nhất. Hoạt tính diệt tinh trùng của cây này kết hợp với típ acid olean – C – 28 – Carboxylic của Sapogenin. Một dạng kem bào chế từ Saponin toàn phần của bồ hòn đã được thử dược lý và lâm sàng để áp dụng tại chỗ ở âm đạo làm thuốc chống thụ thai.
  • Đã nghiên cứu áp dụng cao lỏng bồ hòn để điều trị bỏng trên 206 bệnh nhân. Tẩm cao lỏng bồ hòn vào bông thấm nước có bọc gạc đắp lên vết bỏng sau khi đã rửa sạch. Về nguyên nhân bỏng gồm có bỏng do nước sôi, do vôi tôi, bỏng lửa, bỏng do sét đánh. Diện tích bỏng khoảng: 5 – 30%, hầu hết là bỏng độ II, có ít trường hợp bỏng độ I và III. Thời gian điều trị trung bình 9 – 12 ngày. Kết quả thấy vết bỏng ít làm mủ, không hôi thối, chóng lên da non, giảm bớt được lượng kháng sinh toàn thân, rút ngắn ngày điều trị. Nhược điểm của cao lỏng bồ hòn là sau khi đắp thuốc, bệnh nhân thấy xót, có cảm giác nóng bên trong, nhất là lần đầu. Băng dính vào vết bỏng khó bóc, phải thấm trớt băng với nhiều huyết thanh mặn đẳng trương.
  • Không nên dùng dạng thuốc mỡ bồ hòn để trị bỏng, vì đã áp dụng trên 10 bênh nhân thấy vết thương bỏng có nhiều mủ.

7.Tính Vị, công năng

  • Rễ bồ hòn có vị đắng, tính mát, hơi độc, vào các Kinh phế, tỳ, có tác dụng tiêu đờm hóa trệ. Quả bồ hòn có tác dụng Sát trùng.

8.Công dụng

  • Nhân dân thường dùng quả bồ hòn giặt quần áo thay xà phòng, tốt nhất đối với trường hợp giặt đồ len, lụa không chịu được độ kiềm của xà phòng. Theo tài liệu cổ, bồ hòn có tác dụng chữa ho trừ đờm, nhân quả bồ hòn có tác dụng chữa hôi miệng, sâu răng. Ở một số vùng, nhân dân dùng vỏ cây bồ hòn giã nát ngâm nước tắm cho động vật bị bọ, rận, chấy.
  • Trong y học dân gian Ấn Độ, để điều trị viêm phổi người ta dùng bột vỏ quả bồ hòn trộn với mật ong, làm thành viên hoàn mỗi viên khoảng 2g. Mỗi lần uống một viên, trộn với sữa nóng, ngày 2 lần.
  • Nhân dân một số vùng ở Nepal dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ thành bột nhão đắp hàng ngày vào chỗ bị bệnh để trị những bệnh ngoài da như ghẻ và bệnh nấm da. Cũng dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ, trộn với 2 lần lượng bột ngô và dùng gội đầu thường xuyên đế trị gầu và diệt chấy.

 9.Bài thuốc có bồ hòn

  • Chữa hôi miệng, trừ sâu răng: Nhân quả bồ hòn (5 – 10g) tán bột, ngậm nhổ nước
  • Diệt sâu, trừ giòi:

a). Vỏ cây tươi bồ hòn giã nát, hòa với nước, đem phun.

b). Vỏ quả bồ hòn, sắc lấy nước đặc, đem tưới.

  • Chữa hắc lào: Vỏ quả bồ hòn (20g), củ riềng già (10g). Tán nhỏ, ngâm với 20ml cồn 90°, dùng bôi.
  • Chữa ghẻ lở, hắc lào: Quả bồ hòn bỏ hạt nấu thành dầu, rồi tán hạt củ đậu với diêm sinh lượng bằng nhau, hòa lẫn vào để bôi sau khi đã xát rửa sạch nơi bị bệnh với nước nóng.
  • Chữa họng tắc, không nuốt được: Vỏ qủa bồ hòn đồ, phơi, tán nhỏ, thổi vào họng.
  • Phòng ngừa đĩa cắn: Dầu quả bồ hòn, bôi vào đùi và chân trước khi lội xuống ao, ruộng

 Nguồn: Công dụng, cách dùng Bồ hòn (tracuuduoclieu.vn)





Tên thường gọi: Bồ hòn

Tên gọi khác: Bòn hòn, vô hoạn

Tên khoa học: Sapindus mukorossi Gaertn.

Họ: Bồ hòn (Sapindaceae)

Tên nước ngoài: Soapberries, Soapnut

Tổng quan về dược liệu bồ hòn

Tìm hiểu chung về bồ hòn

Bồ hòn là một cây gỗ to, cao khoảng 5–10m có khi hơn, rụng lá vào mùa khô. Lá mọc so le, đầu nhọn, mép nguyên, có gân nổi rõ ở cả hai mặt lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm gồm rất nhiều hoa nhỏ, màu lục nhạt. Quả bồ hòn hình cầu, có đường sống nổi rõ, cùi quả dày, khi chín sẽ nhăn nheo, màu vàng nâu; bên trong chứa hạt tròn màu đen. Mùa hoa vào tháng 7–9, mùa quả từ tháng 10–12.

Ở Việt Nam, bồ hòn khá thân thuộc với người dân vì thường được sử dụng làm xà phòng từ xa xưa. Cây phân bố rải rác hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp (dưới 1.000m) và trung du bao gồm các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Cây còn được trồng ở quanh đình chùa, làng bản để lấy quả và cho bóng mát.

Bồ hòn là loại cây gỗ ưa sáng và mọc nhanh, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây phát triển tốt nhất trên những nơi có tầng đất trên mặt dày, ẩm và tương đối màu mỡ.

Bộ phận dùng của bồ hòn

Người ta thường sử dụng quả và hạt bồ hòn. Quả được thu hái vào mùa thu, để nguyên hoặc bỏ hạt rồi phơi khô.

Thành phần hóa học có trong bồ hòn

Quả bồ hòn là nguồn nguyên liệu giàu saponin. Trong thịt quả có tới 18% saponosid. Các saponin có trong bồ hòn như sapindosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2 đều là những saponin triterpen. Ngoài ra, còn có mukuroyiosid Ia, Ib… là những saponin có hoạt tính bề mặt mạnh.

Có nhiều phương pháp chiết xuất saponin từ quả bồ hòn được mô tả, trong đó cách đơn giản nhất là đun sôi bột quả với nước, cô đặc dịch chiết và kết tủa saponin bằng sulfat amoni.

Hạt bồ hòn có chứa 9–10% dầu béo.

Tác dụng, công dụng của bồ hòn

Bồ hòn có những công dụng gì?

Một số thử nghiệm về tác dụng dược lý của bồ hòn cho thấy:

  • Cao chiết nước và cồn của bồ hòn có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Staphylococcus pyogenes…
  • Bồ hòn (phần trên mặt đất) cũng cho thấy hoạt tính diệt tinh trùng, được thử nghiệm trên chuột và người. Một dạng kem bào chế từ saponin toàn phần của bồ hòn đã được thử dược lý và lâm sàng đề áp dụng tại âm đạo làm thuốc chống thụ thai.

Theo Đông ý, rễ bồ hòn có vị đắng, tính mát, hơi độc, quy vào các kinh phế, tỳ và có tác dụng tiêu đờm hòa trệ. Quả bồ hòn có tác dụng sát trùng.

Về công dụng của bồ hòn thì từ lâu, nhân dân ta đã dùng quả bồ hòn để giặt quần áo thay cho xà phòng, có hiệu quả tốt trong trường hợp giặt đồ len, lụa khi không chịu được độ kiềm của xà phòng. Hạt bồ hòn thường được xâu thành tràng hạt cho các nhà sư. Theo tài liệu cổ, bồ hòn có tác dụng chữa ho trừ đờm, nhân quả bồ hòn có thể dùng chữa hôi miệng, sâu răng. Ở một số vùng, người dân dùng vỏ cây bồ hòn giã nát rồi ngâm nước tắm cho động vật để diệt bọ, rận, chấy.

Trong y học dân gian Ấn Độ, người ta dùng vỏ quả (cùi) bồ hòn trộn với mật ong, làm thành viên hoàn (mỗi viên 2g) để điều trị viêm phổi. Mỗi lần sẽ uống một viên chung với sữa nóng, ngày 2 lần.

Nhân dân một số vùng Nepal dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ thành bột nhão đắp hàng ngày để trị những bệnh ngoài da như ghẻ, bệnh nấm da. Cũng có thể dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ trộn với bột ngô với lượng gấp đôi, dùng gội đầu thường xuyên để trị gàu và diệt chấy.

Một số bài thuốc có bồ hòn

Bồ hòn có mặt trong những bài thuốc dân gian nào?

1. Chữa hôi miệng, trừ sâu răng:

Nhân quả bồ hòn 5–10g, tán bột rồi ngậm nhổ nước.

2. Diệt sâu, trừ giòi:

  • Vỏ cây bồ hòn tươi giã nát, hòa với nước rồi đem phun.
  • Vỏ quả bồ hòn, sắc lấy nước đặc, đem tưới.

3. Chữa hắc lào:

Vỏ quả bồ hòn 20g, củ riềng giả 10g. Tất cả tán nhỏ, ngâm với 20ml cồn 90º, dùng bôi ngoài da.

4. Chữa ghẻ lở, hắc lào:

Quả bồ hòn bỏ hạt nấu thành dầu, rồi tán hạt củ đậu với diêm sinh với lượng bằng nhau, hòa lẫn vào để bôi sau khi đã xát rửa sạch nơi bị bệnh với nước nóng.

5. Chữa họng tắc, không nuốt được:

Vỏ quả bồ hòn đồ, phơi, tán nhỏ rồi thổi vào họng.

Lưu ý, thận trọng khi sử dụng bồ hòn

Khi dùng bồ hòn, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn không nên dùng dạng thuốc mỡ bồ hòn để trị bỏng vì trên thực tế, vết thương bỏng có thể có nhiều mủ hơn.

Chưa thấy có tài liệu nói về độc tính của bồ hòn nhưng cần lưu ý tránh để nước bồ hòn rơi trực tiếp vào mắt sẽ gây kích ứng, đỏ mắt. Nếu thấy có triệu chứng như phát ban, đỏ da hoặc ngứa ngáy bất kỳ trên da hoặc tóc thì ngưng ngay lập tức vì có thể cơ địa bị dị ứng với saponin trong quả bồ hòn.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng bồ hòn với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của dược liệu bồ hòn

Phụ nữ đang có thai những tháng đầu cũng được khuyến cáo không nên dùng nhiều bồ hòn.

Tương tác có thể xảy ra với bồ hòn

Bồ hòn có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi muốn dùng dược liệu này.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Nguồn tin: Bồ hòn • Hello Bacsi

Những điều bất ngờ về quả bồ hòn mà có thể bạn chưa biết - KhoaHoc.tv

Bồ hòn là quả của cây bồ hòn, còn gọi là bòn hòn, co hón, mác hón,… tên khoa học là Sapindus mukorossi Gaertn, thuộc họ Sapindaceae. Dân gian có câu: “Ngậm bồ hòn làm ngọt”, ý chỉ đây là loại quả siêu đắng, người ngậm bồ hòn có tính cam chịu rất giỏi.


Công dụng của quả bồ hòn

Cách sử dụng quả bồ hòn làm nước tắm

Dung dịch bồ hòn dịu nhẹ và phù hợp với hầu hết mọi loại da nên có thể giúp bạn vệ sinh cơ thể rất tốt. Để có thể tận dụng bồ hòn làm nước tắm, bạn cần làm dung dịch bồ hòn theo cách sau:

Bỏ khoảng 25g quả bồ hòn vào 500ml nước. Nếu muốn nếu nhiều dung dịch bồ hòn hơn, bạn có thể tăng lượng nước và bồ hòn theo tỷ lệ 50g bồ hòn : 1 lít nước.

  • Đun sôi nước và bồ hòn trong 15 – 20 phút. Bạn nhớ khuấy nước để chất saponin tiết ra nhiều hơn.
  • Bỏ thêm một thìa cà phê axit citric với mỗi lít nước.
  • Để dung dịch nguội rồi lọc qua để loại bỏ phần cặn của bồ hòn.

Khi đã có được dung dịch bồ hòn, bạn có thể dùng làm nước tắm, nước gội đầu hay nước rửa tay theo hướng dẫn sau đây:

  • Trộn đều bột ngô vào dung dịch bồ hòn cho đến khi dung dịch đạt độ đặc bạn muốn.
  • Đổ hỗn hợp vào một chai có nắp xịt để dùng khi cần.

Dung dịch bồ hòn là một loại nước tắm tự nhiên nên bạn cần sử dụng nhanh để tránh bị hư. Bạn có thể bảo quản phần dung dịch chưa dùng trong tủ lạnh để sử dụng được lâu hơn.

Dùng quả bồ hòn dùng để giặt quần áo

Công dụng của quả bồ hòn không chỉ dừng lại ở việc làm sạch da mà còn dùng để làm sạch các loại vải. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng bồ hòn để giặt quần áo bằng máy giặt như sau:

  • Bỏ 5 quả bồ hòn vào túi vải.
  • Bỏ túi bồ hòn cùng đồ dơ vào máy giặt. Quả bồ hòn không có mùi nên nếu muốn quần áo thơm hơn, bạn hãy cho vài giọt tinh dầu vào máy giặt.
  • Khởi động máy giặt như bình thường. Bạn có thể để chế độ giặt bằng nước ấm nếu muốn giặt nhiều đồ.

Sau khi giặt xong, bạn lấy túi bồ hòn ra để dùng tiếp những lần sau. Bạn có thể sử dụng một túi bồ hòn để giặt khoảng 4 lần.

Nếu muốn giặt tay đối với các loại vải mỏng nhẹ, bạn cũng có thể sử dụng bồ hòn theo cách sau:

  • Bỏ bồ hòn vào một thau nước ấm rồi khuấy nước để chất saponin trong quả tiết ra nhiều hơn.
  • Ngâm quần áo vào thau nước rồi bắt đầu giặt.

Dùng quả bồ hòn để rửa chén bát

Bạn có thể dùng bồ hòn để làm nước rửa chén tự nhiên bảo vệ đôi tay và sức khỏe. Các bước thực hiện như sau:

  • Bỏ khoảng 4 quả bồ hòn vào túi vải rồi ngâm túi vào bồn nước ấm.
  • Khuấy nước để chất saponin trong bồ hòn tiết ra nhiều hơn.
  • Dùng dung dịch này để rửa chén như bình thường.

Dùng quả bồ hòn làm kem cạo lông

Dung dịch bồ hòn có thể giúp bạn vệ sinh những tấm kiếng bị mờ, bồn rửa mặt ố vàng...
Dung dịch bồ hòn có thể giúp bạn vệ sinh những tấm kiếng bị mờ, bồn rửa mặt ố vàng...

Kem cạo lông từ bồ hòn không chứa hóa chất độc hại mà còn có thể giúp bạn dưỡng ẩm cho làm da. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng quả bồ hòn làm kem cạo lông sau đây:

  • Nấu dung dịch bồ hòn như cách làm nước tắm.
  • Pha dung dịch bồ hòn với một giọt dầu ô liu, dầu dưỡng ẩm hoặc ít tinh dầu thiên nhiên bạn thích.
  • Khuấy đều cho tới khi dung dịch đặc hơn rồi bỏ vào một hộp kín để bảo quản.
  • Khi dùng “kem cạo lông bồ hòn”, bạn thoa hỗn hợp lên da và cạo như bình thường. Bạn lưu ý khuấy lại hỗn hợp trước mỗi lần dùng.

Dùng quả bồ hòn như nước vệ sinh nhà cửa

Dung dịch bồ hòn có thể giúp bạn vệ sinh những tấm kiếng bị mờ, bồn rửa mặt ố vàng hay sàn nhà đang dơ. Bạn có thể tham khảo cách lau dọn nhà bằng dung dịch từ quả bồ hòn sau đây:

  • Nấu dung dịch bồ hòn như hướng dẫn trên.
  • Pha dung dịch bồ hòn với giấm theo tỷ lệ 2:1 và thêm một vài giọt tinh dầu có khả năng sát trùng như tinh dầu tràm trà hoặc tinh dầu bạch đàn.
  • Dùng hỗn hợp này thay thế nước vệ sinh để lau dọn các vết bẩn trong nhà.

Nếu muốn tránh các chất hóa học độc hại trong nước rửa chén hay nước lau nhà, bạn có thể áp dụng cách dùng quả bồ hòn để thay thế. Loại quả tự nhiên này không những giúp bạn bảo vệ sức khỏe mà còn rất thân thiện với môi trường.

DÙNG QUẢ BỒ HÒN LÀM VIÊN THẢ BỒN CẦU THIÊN NHIÊN BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
Bồ hòn là loại quả xà phòng thiên nhiên.
Quả bồ hòn có thể đun, ngâm ủ, hoặc tán bột dùng cho mọi nhu cầu vệ sinh vật dụng: rửa bát, giặt quần áo, lau nhà, tắm thú cưng.... Vừa an toàn cho sức khoẻ lại vừa bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm.
Tận dụng quả bồ hòn, chúng ta có thể sử dụng nó làm viên thả bồn cầu hoàn toàn tự nhiên ạ.
Dùng khoảng 10 quả bồ hòn cho vào túi lưới đặt vào chỗ chứa nước bồn cầu.
Khi xả nước, chất saponin trong quả bồ hòn hoà vào nước giúp làm sạch, khử mùi bồn cầu rất tốt ạ.
Khoảng 1 tuần - 10 ngày khi thấy quả bồ hòn mủn ra, chúng ta sẽ thay quả mới vào.
1kg quả bồ hòn tách hạt rồi dùng đến 5-6 tháng cho 1 bồn cầu.
Thiên nhiên đã ban tặng chúng ta một thứ quả tuyệt vời. Vậy tại sao chúng ta không dùng ạ.
https://www.facebook.com/groups/lienminhnongnghieptute/permalink/885432948704465/


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BỆNH SÁN LÁ RUỘT HEO (Fasciolopsiasis)

Trồng cần tây từ gốc bỏ đi

(Chưa thực hành) Rán phồng tôm bằng nồi chiên không dầu