Sử dụng bộ lưu điện UPS đúng cách và hiệu quả
Bước1: xác định được vị trí lắp đặt bộ lưu điện
- Bộ lưu điện phải được đặt ở những khu vực khô ráo thoáng mát và nên để cách xa các vật cản trở xung quanh từ 40cm trở lên để giúp cho việc thoát nhiệt được dễ dàng nhất, tránh lắp đặt bộ lưu điện ở những môi trường có chứa nhiều khói bụi và bụi kim loại.
- Tránh để các vật cản trở làm che khuất những lỗ thoát nhiệt của bộ lưu điện, ngay việc lắp đặt bộ lưu điện trực tiếp lên thảm mềm cũng có thể làm cản các lỗ thoát nhiệt của bộ lưu điện
- Không nên đặt thiết bị bộ lưu điện gần những nơi có nguồn nhiệt và những khu vực mà có nguồn ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
- Không nên để UPS ở nơi có độ ẩm cao và gần nguồn nước, nguồn hóa chất hay hơi nước biển.
Bước 2: lưu ý khi khởi động
1.Nên sạc điện lưới khoảng 16h cho bộ lưu điện khi:
- Trước khi cắm tải vào thiết bị lưu điện cho lần sử dụng đầu tiên
- Ngay sau mỗi lần cúp điện và thiết bị lưu điện đã chạy nguồn ắc quy
- Bộ lưu điện được lưu kho hoặc không hoạt động trên 1 tháng.
2. Nên tắt nguồn bộ lưu điện vào cuối mỗi ngày dùng hoặc khi không sử dụng đến.
3. Phải Tắt nguồn theo đúng trình tự của nó:
- Tắt các trang thiết bị cắm vào UPS trước-> sau đó Tắt Bộ lưu điện -> và sau cùng là tắt cầu giao điện.
4. Ở trong môi trường có máy lạnh ổn định thì khoảng 06 tháng định kỳ bạn nên để Bộ lưu điện hoạt động bằng ắc quy ít nhất một lần là tốt nhất.
5. Ở các khu vực mà không có điều hòa nhiệt độ ổn định thì cứ khoảng 03 tháng bạn nên để bộ lưu điện chạy bằng nguồn ắc quy ít nhất một lần để bảo đảm chất lượng.
6. Không nên để UPS hoạt động bằng nguồn ắc quy cho tới khi cạn kiệt nguồn điện trong ắc quy mà UPS tự động tắt.
8. Khi thiết bị lưu điện đã xả cạn hết điện ắc quy rồi thì bạn không nên cố khởi động lại để hoạt động bằng nguồn ắc quy lần nữa mà bạn phải sạc điện lại ngay cho UPS trước khi dùng trở lại.
9. Không cắm thiết bị tải như là mô-tơ, máy in, quạt...vào bộ lưu điện Offline mà nên cắm những trang thiết bị này trực tiếp với nguồn điện lưới.
Dòng sản phẩm online thường có LCD hoặc led hiển thị, ngoài cách nhận biết như dòng offline, chúng ta có thể xem trên panel ups để biết ups bị lỗi hay không, và lỗi đó do bộ phận nào trong ups.
- Lỗi xuất hiện khi còi kêu liên tục + đèn đỏ sáng + đèn xanh sáng báo mã lỗi
- Lỗi như trên là: Đèn đỏ sáng, còi kêu liên tục, mã lỗi 1 – 5 –> ups bị lỗi bo mạch, khối inverter
- Các hãng ups khác cũng tương tự, nếu hiển thị LCD thì sẽ chi tiết hơn, chỉ cần đọc là biết ups bị lỗi gì (English)
- Tùy từng hãng ups mà mã lỗi sẽ khác nhau
Nhận xét
Đăng nhận xét