TIẾP CẬN VÀ THỰC HÀNH PHƯƠNG THỨC CHỮA LÀNH TỰ NHIÊN
Nguồn: https://www.facebook.com/mily.hanguyen/posts/pfbid02sAmJWJH2vS1nXB98HUEGavfmkEVDfYtqLLSTZCtYiUtXmToCkkvwKRn3puTh9v6bl
TIẾP CẬN VÀ THỰC HÀNH PHƯƠNG THỨC CHỮA LÀNH TỰ NHIÊN
Phần 1
Phần 2
TỪNG BƯỚC THỰC HÀNH
Trong hội thảo về Y học toàn diện lần đầu tổ chức tại châu Á mà tôi may mắn được tham dự, thuật ngữ “Lifestyle Medicine” được giới thiệu như là một phương thức để “reverse = đảo ngược và prevent = ngăn ngừa” các bệnh lí mạn tính của thời đại. Y học lối sống này dựa trên bốn nền tảng gồm thứ nhứt là dinh dưỡng nền thực vật toàn phần (WFPB) ít chất béo và tinh bột tinh chế, thứ hai là kiểm soát căng thẳng, thứ ba là tập thể dục vừa sức và cuối cùng là sự hỗ trợ về mặt tâm lí xã hội. Những nền tảng đó từng được tôi chia sẻ trong bài Tâm nguyện của mình rằng “muốn khoẻ thì thứ nạp vô miệng phải lành, suy nghĩ phải an và thân thể luôn vận động cũng như khi điều trị bệnh cần có sự trợ giúp của người thân”.
Như vậy, chúng ta, những người giả khoẻ mạnh và người bệnh sẽ bắt đầu chữa lành từ đây nhé. [1], [2].
2.1 Điều chỉnh thói quen ăn uống
2.1.1 Hãy bắt đầu từ việc thay đổi gia vị, bỏ tất cả những gia vị tinh chế (quá trình tinh chế làm mất khoáng chất tự nhiên), gia vị được sản xuất theo kiểu công nghiệp và các thực phẩm chứa nguyên liệu biến đổi gen (GMO = genetically modified organisms). Những sự thay thế mà tôi hướng dẫn dưới đây đều có thể dễ tìm ở xứ mình, lựa chọn tuỳ túi tiền mỗi gia đình.
+ Thay đường cát trắng (tinh chế) bằng đường mía tự nhiên trồng hữu cơ, đường thốt nốt, đường dừa, đường cỏ ngọt (stevia), mật hoa dừa, mật cây thùa (agave syrup), siro lá phong, mật ong.
+ Thay muối tinh, muối i ốt bằng muối hầm tự nhiên, muối hồng.
+ Thay nước chấm công nghiệp bằng nước mắm cất từ cá cơm kiểu truyền thống (chỉ có cá và muối, không chứa chất điều vị) hoặc tương tamari hoặc nước mắm thơm làm từ đậu nành non-gmo (mua ở cửa hàng thực dưỡng) hoặc nước tương hữu cơ (Thái Lan là nước sản xuất gia vị hữu cơ nhiều nhất ở châu Á, có thể dùng nhãn Lum Lum hoặc ...)
+ Tránh dùng hạt nêm công nghiệp, có thể mua hạt nêm từ rau củ hữu cơ, nấm đông cô và rong biển phổ tai (nhà tui không dùng hạt nêm).
+ Thay dầu ăn tinh luyện từ đậu nành, hạt cải, gạo bằng dầu ép tự nhiên như dầu phụng, dầu mè, dầu dừa, dầu olive, dầu bơ, dầu hạt lanh. Nếu để chiên nên chọn dầu có điểm khói cao như dầu phụng, dầu dừa, dầu bơ. Các dầu còn lại nên dùng trong món salad, rưới trực tiếp lên món xào hay canh sau khi tắt bếp.
+ Tăng sử dụng các gia vị chứa kháng sinh tự nhiên trong món ăn như: tỏi, nghệ, gừng, riềng, quế, sả, ngũ vị hương, bột thì là (cumin)...
2.1.2 Thực phẩm chính
+ Giảm tối đa tinh bột nấu chín, nếu chưa làm được thì
Thay gạo, nếp trắng bằng gạo xát dối, gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ, đen (nên chọn loại trồng 6 tháng, hữu cơ hay hướng hữu cơ), kể cả các sản phẩm từ gạo như bún, mì...
Độn các giả ngũ cốc khác như kê, diêm mạch=quinoa, kiều mạch=tam giác mạch, hạt rau dền=amaranth khi nấu cơm hoặc thay thế hoàn toàn gạo.
Hạn chế bột mì kể cả bột mì nguyên cám vì chứa gluten dễ gây chứng rò rỉ ruột. Nếu người chưa có biểu hiện bệnh thì có thể ăn thỉnh thoảng bánh mì lên men tự nhiên từ bột mì hữu cơ.
+ Tăng cường khẩu phần rau ăn lá màu xanh đậm, trái cây gấp 2-3 lần so với trước đây. Nên ăn tươi, hạn chế nấu chín trên 40 độ C để tránh phân giải enzym và vitamin. Các loại củ (cà rốt, bí đỏ, củ sen, củ cải, ngưu bàng...) nên ăn vào chiều tối và mùa lạnh hơn.
+ Bổ sung các loại rong, tảo biển hàng ngày (wakame = rong dải có thể ăn tươi sau khi ngâm nở trong món salad hay xay sinh tố, kombu=phổ tai dùng nấu nước dùng, món kho, rong hijiki, rong nori, rong sụn, rong nho...) vì rong biển chứa cực kì nhiều khoáng chất giúp kiềm hoá máu.
+ Tránh sữa động vật và các chế phẩm, nếu cần như một thực phẩm bổ sung thì thỉnh thoảng dùng sữa bò hay sữa dê được chăn nuôi truyền thống, hữu cơ. Sữa động vật gây viêm, tăng nguy cơ dị ứng và thuộc nhóm thực phẩm tạo nhầy.
+ Nếu chưa ăn thực vật được hoàn toàn thì tránh thịt gia súc, ăn thỉnh thoảng thịt gia cầm, cá nhỏ, tôm tép nhỏ đánh bắt tự nhiên hay nuôi không dùng thức ăn công nghiệp chứa GMOs. Thịt và sữa nuôi theo công nghiệp thường chứa hormon tăng trưởng (vd BGH), thuốc kháng sinh, ô nhiễm thuốc diệt cỏ, GMOs.
+ Nguồn protein chú trọng từ thực vật như các loại đậu (đen, xanh, đỏ, trắng, ngự, gà, lăng đỏ - xanh...), hạt (mè, đậu phụng, bí, macca, điều, hạnh nhân...), nấm, đậu nành lên men (tempeh, natto, miso, chao nên làm theo hướng dẫn của Ts. Mita Trần).
Chúng ta phần lớn khi chuyển đổi qua chế độ nền thực vật hay sợ bị thiếu đạm, thực ra với đời sống hiện nay điều đó rất khó khi người trưởng thành cần 1g/1kg cân nặng, trẻ em khoảng 0,8g. Nhiều protein quá khiến máu bị acid hoá, tăng gánh nặng cho thận [3].
* Đối với người bệnh nghiêm trọng nên cắt hoàn toàn đạm động vật, tinh bột trắng, dùng sinh tố và nước ép rau củ thường xuyên phối hợp với nhịn ăn gián đoạn theo các cấp độ để giúp cơ thể giảm viêm, chống oxi hoá, tăng cường sự tự thực bào những tế bào thoái hoá [4]. Ngoài ra việc làm sạch đại tràng bằng cách thụt tháo là vô cùng quan trọng để bắt đầu một chế độ ăn lành mạnh và giúp chữa lành hiệu quả. [5] [6] [7] [8]
2.2 Rèn luyện thân và tâm
(còn nữa)
PK, 09/02/2022
Bs. Hà N.P. Anh
Nhận xét
Đăng nhận xét