THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Nguồn: https://luattuvan.vn/thu-tuc-xin-giay-phep-dang-ky-luu-hanh-thuc-an-chan-nuoi-a275.html
Hiện nay, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi trong chăn nuôi đang được đẩy mạnh, chính vì thế đã có nhiều loại thức ăn chăn nuôi mới xuất hiện. Nhưng để thức ăn chăn nuôi được lưu hành trên thị trường thì các đơn vị sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phải thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi theo quy định. Vậy điều kiện, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục để thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi là như thế nào. Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng nội dung cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý
- Luật chăn nuôi 2018
- Nghị định 13/2020/NĐ-CP
- Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT
- Quyết định 2932/QĐ-BKHCN
Thức ăn chăn nuôi là gì ?
Theo quy định tại khoản 25 Điều 2 Luật chăn nuôi 2018. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
Các loại thức ăn chăn nuôi
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
- Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
- Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
- Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.
Tại sao phải thủ tục xin giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi ?
- Theo quy định tại Nghị định 39/2017NĐ-CP trước khi muốn lưu hành thức ăn chăn nuôi thì phải thực hiện thủ tụccông bố lưu hành thức ăn chăn nuôi.
- Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi là bắt buộc đối với tất cả các nhà sản xuất hay kinh doanh trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho sản phẩm lẫn chất lượng.
- Đối với hành vi lưu hành thức ăn chăn nuôi mà chưa có giấy phép đăng ký lưu hành thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 64/2018 với mức xử phạt là phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng căn cứ vào hành vi vi phạm và tổng giá trị lô sản phẩm vi phạm
Các loại thức ăn chăn nuôi phải thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi
Theo quy định tại Luật chăn nuôi Thức ăn chăn nuôi được phép công bố lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm:
- Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp
- Thức ăn chăn nuôi đậm đặc
- Thức ăn chăn nuôi bổ sung
Các loại thức ăn không phải phải thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi
- Thức ăn chăn nuôi sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán và các nguyên liệu đơn không phải thực hiện đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhưng phải đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và các nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam, trong đó có quy định về mức chất lượng tối thiểu và quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) để áp dụng trong sản xuất
Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi
- Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).
- Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.
- Thức ăn chăn nuôi mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam
Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi
Sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tự công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ công bố công bố lưu hành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc bao gồm:
- Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm;
- Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc sản xuất trong nước bao gồm tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 34 của Luật chăn nuôi.
- Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc nhập khẩu bao gồm tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều 34 của Luật chăn nuôi. Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực.
Ngay sau khi tự công bố thông tin sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn của sản phẩm đã công bố.
Công bố lưu hành thức ăn bổ sung
Sản phẩm thức ăn bổ sung phải được thẩm định để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy định này không áp dụng đối với nguyên liệu đơn.
Hồ sơ đề nghị công bố lưu hành thức ăn bổ sung sản xuất trong nước bao gồm
- Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Hợp đồng thuê, gia công thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê, gia công tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng, văn bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy của sản phẩm;
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
- Mẫu của nhãn sản phẩm.
Hồ sơ đề nghị công bố thông lưu hành thức ăn bổ sung nhập khẩu bao gồm
- Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
- Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất;
- Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
- Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp.
Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực
Công bố lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ về sản phẩm thức ăn truyền thống, nguyên liệu đơn các nội dung sau đây:
- Tên sản phẩm;
- Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
Thức ăn chăn nuôi không phải công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:
- Thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ là thức ăn chăn nuôi do cơ sở tự phối trộn để dùng cho nhu cầu chăn nuôi của cơ sở, không được trao đổi và mua bán trên thị trường;
- Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng là thức ăn chăn nuôi sản xuất theo đơn đặt hàng giữa cơ sở đặt hàng với nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, chỉ được sử dụng trong nội bộ của cơ sở đặt hàng, không được trao đổi và mua bán trên thị trường;
Thẩm quyền
Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông
Trình tự thực hiện công bố lưu hành thức ăn chăn nuôi
- Tổ chức, cá nhân truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nộp hồ sơ đề nghị công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 34 Luật Chăn nuôi
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo trên Cổng thông tin điện tử để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
Thời hạn lưu hành sản phẩm khi công bố lưu hành thức ăn chăn nuôi
Thời gian lưu hành của sản phẩm tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được xác nhận. Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việc thay đổi công bố lưu hành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc được thực hiện như sau
- Trường hợp thay đổi về địa chỉ cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại thông tin sản phẩm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Luật chăn nuôi;
- Trường hợp thay đổi thông tin không thuộc quy định tại điểm a khoản 4 Điều 33 Luật Chăn nuôi thì tổ chức, cá nhân tự thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Những thay đổi công bố lưu hành thức ăn chăn nuôi đã được phép lưu hành tại Việt Nam do tổ chức, cá nhân có sản phẩm được phép tự thay đổi
Những thay đổi bao gồm
- Tên nhà sản xuất, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ cơ sở sản xuất, số điện thoại số fax của tổ chức, cá nhân đăng ký; tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản; số tiêu chuẩn công bố áp dụng, ký hiệu (tên thương mại), màu sắc, kích cỡ, dạng, quy cách bao gói của sản phẩm đối với thức ăn chăn nuôi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 39/2017/NĐ-CP
- Địa chỉ, số điện thoại, số fax của tổ chức, cá nhân đăng ký; tên nhà nhập khẩu; màu sắc, kích cỡ, dạng của sản phẩm; quy cách bao gói đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 39/2017/NĐ-CP
Tổ chức, cá nhân khi thay đổi những thông tin nêu trên phải thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ đăng ký lại công bố lưu hành thức ăn chăn nuôi
- Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi phép lưu hành tại Việt Nam
- Bản sao công chứng Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có) .
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu).
Hồ sơ đề nghị công bố lưu hành lại thức ăn bổ sung được quy định như sau
- Đối với thức ăn bổ sung sản xuất trong nước thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 33 Luật chăn nuôi
- Đối với thức ăn bổ sung nhập khẩu thì theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật chăn nuôi
Khách hàng cần cung cấp
Thông tin cần cung cấp
- Thông tin về sản phẩm thức ăn chăn nuôi
- Thông tin về cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh
Tài liệu cần cung cấp
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy
- Mẫu nhãn của sản phẩm
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Bản sao công chứng Hợp đồng thuê, gia công thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê, gia công tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Bản sao công chứng kết quả kiểm nghiệm
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục công bố lưu hành thức ăn chăn nuôi
- Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh
- Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước
- Làm việc với cơ quan nhà nước để xử lý hồ sơ
- Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét